Chức năng của văn phòng đại diện

Khoản 2, Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.

Giấy phép thành lập văn phòng đại diện bên bạn đã nêu rõ: “Không được tiến hành các hoạt động kinh doanh”, do vậy nếu vẫn tiến hành kinh doanh tức là thực hiện các hoạt động không được phép của Văn phòng đại diện;

Khoản 1, Điều 37 Luật Doanh nghiệp: “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật”. Tức là Văn phòng đại diện chỉ được tiến hành các hoạt động đại diện cho lợi ích của doanh  nghiệp và bảo vệ lợi ích đó, như hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy giao lưu thương mại và mua bán hàng hóa trong phạm vi quy định trong Giấy phép thành lập văn phòng đại diện mà không được phép thực hiện một phần hay toàn bộ chức năng của doanh nghiệp (sản xuất, kinh doanh) như đối với chi nhánh.

Thứ hai, vi phạm và chế tài xử phạt trong trường hợp này:

Khoản 3, Điều 86 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 – 11 – 2013  của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì hành vi “Hoạt động không đúng nội dung ghi trong giấy phép của văn phòng đại diện”  có thể bị xử phạt với mức từ 20.000.000đ đến 30.000.000đ.

Chức năng của văn phòng đại diện
Scroll to top