Theo Luật doanh nghiệp của nước ta thì hiện tại có các loại hình doanh nghiệp sau: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên).
Doanh nghiệp tư nhân
Đây là loại hình doanh nghiệp đơn giản nhất, do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Ưu điểm nổi bật của loại hình doanh nghiệp này là thủ tục thành lập van phong dai dien đơn giản; chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; vốn đầu tư; tự do lợi nhuận sử dụng sau thuế; chủ doanh nghiệp đóng thuế thu nhập cá nhân ngay trên thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nhược điểm chính của loại hình doanh nghiệp này là chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trước pháp luật dù đang cho thuê van phong dai dien doanh nghiệp hoặc thuê người làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp. Bên thuê lại doanh nghiệp và Giám đốc được thuê chỉ chịu trách nhiệm đối với các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng thuê. Do đó, chủ doanh nghiệp cần cân nhắc kĩ các điều khoản quyền và nghĩa vụ của đôi bên trong hợp đồng thuê Giám đốc quản lý hoặc cho thuê doanh nghiệp.
Xuất phát từ tính tự chịu trách nhiệm “vô hạn”, mà ngay cả khi doanh nghiệp phá sản thì chủ doanh nghiệp vẫn phải trả các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình. Tuy nhiên, đây cũng được xem là một lợi thế cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh, vay vốn hoạt động bởi bên cho vay tin tưởng rằng dù có phá sản thì nghĩa vụ trả nợ vẫn phải thực hiện.
Công ty hợp danh
Loại doanh nghiệp này có chủ sở hữu từ 2 thành viên trở lên cùng kinh doanh dưới một tên chung, các thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty (gọi là thành viên hợp danh). Bên cạnh đó, công ty còn có thể có thành viên góp vốn và các thành viên này chỉ chịu trách nhiệm tài sản trong phạm vi số vốn đã góp vào.
Ưu điểm của loại hình doanh nghiệp này đó là thông thường số thành viên ít, và các thành viên điều hành, quản lý công ty dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau; phân công nhau thực hiện quyền quản lý, tổ chức các hoạt động kinh doanh của công ty theo nguyên tắc đa số.
Một ưu điểm nữa của loại hình này là việc kết hợp được uy tín của nhiều người, do chế độ liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của thành viên hợp danh nên tạo được sự tin cậy của khách hàng cũng như đối tác kinh doanh.
Nhược điểm của loại hình doanh nghiệp này đó là quyền và nghĩa vụ tài sản của thành viên hợp danh. Tài sản mà các thành viên góp vốn vào công ty buộc phải chuyển quyền sở hữu cho công ty, nhưng khi công ty không có khả năng trả các khoản nợ phát sinh thì các thành viên hợp danh có nghĩa vụ dùng tài sản cá nhân để thanh toán các khoản nợ đó.
Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Cổ đông là người sở hữu cổ phần trong công ty, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lương tối đa. Khác với hai loại hình doanh nghiệp nêu trên, cổ đông công ty có thể là tổ chức hoặc cá nhân, trong hầu hết các trường hợp được tư do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.
Ưu điểm nổi bật của loại hình doanh nghiệp này là cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp nên mức độ rủi ro tài sản của các cổ đông không cao.
Điểm đặc trưng của mô hình kinh doanh này là khả năng huy động vốn thông qua việc phát hành chứng khoán, những loại hình van phong dai dien doanh nghiệp khác không được huy động vốn theo phương thức này. Cơ cấu vốn linh hoạt, khả năng huy động vốn cao, việc chuyển nhượng mua bán cổ phiếu tương đối dễ dàng tạo điều kiện cho nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
Bên cạnh ưu điểm trên, do số thành viên quá đông, dễ có sự phân hóa các nhóm cổ đông đối kháng nhau về mặt lợi ích nên việc quản lý, điều hành công ty sẽ phức tạp hơn. Mỗi công ty cổ phần đều phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhận hoặc tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần thì công ty đó phải có Ban kiểm soát.
Hơn thế nữa, việc thành lập công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc bởi pháp luật về chế độ tài chính, kế toán.
Công ty trách nhiệm hữu hạn: có 2 loại công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
A. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
Đây là một loại hình doanh nghiệp có nhiều thành viên nhưng không được quá 50 thành viên theo quy định của pháp luật, thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn không được phát hành cổ phần, do đó việc huy động vốn chỉ gói gọn trong phạm vi vốn vay và vốn góp từ các thành viên. Hơn nữa, cơ cấu doanh nghiệp cũng được pháp luật quy định khá cụ thể: Hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; đối với công ty có từ 11 thành viên trở lên hoặc do yêu cầu về quản lý điều hành, phải thành lập van phong dai dien Ban kiểm soát. Ngoài ra, do phạm vi chịu trách nhiệm hữu hạn nên công ty trách nhiệm hữu hạn bước đầu sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tạo dựng uy tín đối với khách hàng cũng như đối tác trong quan hệ kinh doanh thương mại.
Mặt khác, việc chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp của các thành viên cũng là ưu điểm của loại hình doanh nghiệp này, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh cho các thành viên. Hơn nữa, việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên trong công ty được luật pháp quy định khá chặt chẽ nên nhà quản lý dễ dàng kiểm soát được phần vốn góp của các thành viên, hạn chế được sự xâm nhập của người lạ vào công ty.
B. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Giống như công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cũng không được phát hành cổ phần để huy động vốn. Chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ là một cá nhân hoặc tổ chức và theo quy định của pháp luật, thì chủ sở hữu không được quyền rút vốn ra khỏi công ty, khi doanh nghiệp muốn tăng hoặc giảm vốn điều lệ bằng cách chuyển nhượng vốn góp cho người khác hoặc tiếp nhận phần vốn của thành viên mới thì phải chuyển đổi sang công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Do đó, có thể nói rằng, việc cố định vốn điều lệ cũng như hạn chế trong việc huy động vốn là nhược điểm của loại hình doanh nghiệp này.
Về ưu điểm, cơ cấu quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không quá phức tạp, nhà quản lý dễ dàng kiểm soát hoạt động kinh doanh của công ty. Tùy theo chủ công ty là cá nhân hay tổ chức mà cơ cấu tổ chức công ty có phần khác nhau: đối với công ty có chủ sở hữu là cá nhân thì bao gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Còn đối với công ty có chủ sở hữu là tổ chức thì bao gồm Chủ tịch công ty hoặc Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm sát viên.
Ở công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chủ sở hữu có toàn quyền quyết định đối với hoạt động kinh doanh của công ty nhưng chỉ chịu trách nhiệm trên phần vốn điều lệ của công ty. Vì thế, đây được xem là giải pháp kinh doanh an toàn đối với các doanh nghiệp có chủ sở hữu là một cá nhân hoặc một tổ chức.